Hệ thống giáo dục Canada có gì đặc biệt khiến học sinh muốn du học từ cấp 3?
Nền giáo dục ở Canada rất đặc biệt và ngày càng nhận được sự quan tâm của phụ huynh trên toàn thế giới khi muốn cho con mình tới quốc gia này du học.
Canada là quốc gia lớn thứ 2 trên thế giới sau Nga. Đây là một quốc gia kéo dài từ Đại Tây Dương đến tận Thái Bình Dương và cả Bắc Băng Dương. Nền giáo dục ở Canada rất xuất sắc, được cho là một trong những nền giáo dục tốt nhất thế giới.
Hệ thống giáo dục ở Canada có gì đặc biệt?
Giáo dục là một trong những mối ưu tiên hàng đầu của chính phủ Canada. Phần lớn trẻ em ở Canada học mẫu giáo trong 1 hoặc 2 năm từ năm 4 tuổi hoặc 5 tuổi, sau đó bắt buộc phải đi học từ năm 6 tuổi.
Tùy thuộc vào tỉnh, các trường học sẽ dạy học sinh cho tới năm lớp 11 hoặc 12, thường là đến năm 16 tuổi. Sau đó, học sinh có quyền lựa chọn có tiếp tục học cao hơn ở các trường đại học, cao đẳng hoặc trường nghề hay không.
Mặc dù có sự khác biệt giữa các tỉnh, bang nhưng nói chung người dân Canada bắt buộc phải đi học cho đến năm 16 tuổi và bao gồm 4 cấp độ.
Mặc dù không có một hệ thống giáo dục duy nhất ở Canada, nhưng trên thực tế, giáo dục công cơ bản miễn phí cho người dân Canada cho tới năm lớp 11 hoặc 12, tùy thuộc vào tỉnh bang. Tuy nhiên, sinh viên quốc tế phải trả toàn bộ học phí.
Năm 2014, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã tiến hành một nghiên cứu và phát hiện ra rằng các trường học ở Thượng Hải, Trung Quốc cho học sinh làm bài tập về nhà nhiều nhất thế giới. Trung bình, học sinh của họ dành 14 giờ mỗi tuần để làm bài tập về nhà. Trong khi đó, trẻ em Canada và Mỹ chỉ dành khoảng 6 tiếng mỗi tuần.
1. Tiền tiểu học
Tiền tiểu học hay mẫu giáo là giai đoạn giáo dục đầu tiên ở Canada, được cung cấp cho trẻ em từ 4 – 5 tuổi trước khi chúng bắt đầu học tiểu học. Ở New Brunswick và Nova Scotia, điều này là bắt buộc, trong khi ở những nơi khác thì không bắt buộc.
Ở hầu hết các khu vực, năm đầu tiên của trường mầm non là công lập và miễn phí. Một số tỉnh còn hỗ trợ cho trẻ học miễn phí nếu thuộc các gia đình có thu nhập thấp hoặc bị khuyết tật.
Chính phủ Canada quy định rằng, không nên giao bài tập về nhà cho học sinh mẫu giáo, cũng như không nên giao bài tập vào các ngày lễ.
Chương trình giảng dạy ở bậc mầm non ở Canada rất thoải mái, trẻ được bảng chữ cái, đếm số, âm nhạc, nghệ thuật. Các chương trình học được thiết kế đặc biệt để chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo là tiểu học.
2. Tiểu học
Trẻ em ở Canada bắt buộc phải học tiểu học, lớp 1(6~7 tuổi) và kéo dài đến lớp 6 (11~12 tuổi). Ở giai đoạn này, giáo dục này có xu hướng chỉ có một giáo viên dạy tất cả các môn học trong cùng một lớp học. Các lớp giáo dục đặc biệt cũng có sẵn.
Chương trình giảng dạy trước tiểu học bao gồm các môn như Đọc, Toán, tiếng Anh (hoặc tiếng Pháp ở Quebec), Lịch sử, Khoa học, Âm nhạc, Nghiên cứu xã hội, thể dục và nghệ thuật. Điều đáng nói là các trường tiểu học ở Canada không sử dụng sách giáo khoa.
Đối với học sinh từ lớp 1 đến lớp 6, bài tập về nhà nên được "phân biệt để phản ánh nhu cầu riêng của từng trẻ". Ở những lớp đầu tiên, bất kỳ bài tập về nhà nào cũng đều ở dạng đọc, chơi trò chơi và các hoạt động tương tác, chẳng hạn như xây dựng và nấu ăn cùng gia đình.
Bên cạnh đó, học sinh phải tham dự kỳ thi chuẩn hóa tiểu học và trung học ở Canada nhưng chỉ ở một số tỉnh và vùng lãnh thổ ở Canada. Một số trường điểm số do giáo viên chấm trong quá trình giảng dạy, có điểm cuối kỳ và điểm tổng hợp.
3. Trung học
Giáo dục trung học ở Canada có 2 cấp: trung học cơ sở và trung học phổ thông.
Trung học cơ sở hoặc giáo dục trung cấp được tiến hành ngay sau khi học xong tiểu học. Giai đoạn này kéo dài 2 năm bao gồm lớp 7 và lớp 8. 2 năm này giúp học sinh có cơ hội thích nghi với những thay đổi của việc chuyển đổi lớp học và giáo viên. Mục tiêu của giai đoạn này là giúp học sinh chuẩn bị tốt nhất cho bước học tiếp theo, với độ khó của các môn học trước đó tăng lên rất nhiều.
Đối với học sinh lớp 7 và 8, thời gian hoàn thành bài tập về nhà là 1 giờ hoặc ít hơn. Ở lớp 9 đến lớp 12, bài tập về nhà khoảng 2 giờ. Tuy nhiên, điều này còn cần phải dựa trên chương trình giảng dạy và tuỳ thuộc vào từng trường.
Trung học phổ thông là giai đoạn cuối cùng của giáo dục trung học khi học sinh lên lớp 8. Trung học phổ thông kéo dài trong 4 năm, từ lớp 9 cho tới lớp 11 hoặc lớp 12 (16-18 tuổi, tùy theo hoàn cảnh và tỉnh của học sinh). Có 8 môn học bắt buộc là Tiếng Anh, Toán, Nghiên cứu Xã hội, Khoa học, Giáo dục Thể chất, Kỹ năng Ứng dụng/Giáo dục Kinh doanh/Mỹ thuật, Lập kế hoạch và Chuyển tiếp Tốt nghiệp.
Theo luật, học sinh phải ở lại trường cho đến năm 16 tuổi, bất kể các em học lớp nào khi đến tuổi đó.
Ở Ontario và New Brunswick, luật quy định học sinh phải ở lại trường cho đến khi 18 tuổi hoặc cho đến khi lấy được bằng tốt nghiệp trung học thành công. Ở Quebec, giáo dục trung học kết thúc ở lớp 11, sau đó là chương trình dự bị đại học 2 năm được gọi là Cegep.
4. Sau trung học
Sau khi tốt nghiệp trung học, học sinh Canada có cơ hội nộp đơn vào các trường cao đẳng và đại học. Sau khi tốt nghiệp đại học, sinh viên có thể học lên thạc sĩ, tiến sĩ.
Các loại hình giáo dục khác ở Canada
- Trường dạy nghề
Ngoài các trường cao đẳng cộng đồng cung cấp đào tạo nghề, sinh viên còn có cơ hội học nghề tại các trường kỹ thuật trải khắp Canada. Nhiều năm trước, những chương trình như vậy không yêu cầu học sinh phải có bằng tốt nghiệp trung học, nhưng mọi thứ đã thay đổi rất nhiều trong những năm gần đây.
Các trường dạy nghề cho phép sinh viên Canada học ngành nghề cụ thể mà họ quan tâm và tích lũy kinh nghiệm thực tế dưới sự giám sát chuyên nghiệp và người có trình độ.
- Trường tư thục
Các trường tư thục không được chính phủ tài trợ, thường có học phí đắt đỏ. Một số phụ huynh muốn con mình học trong các lớp nhỏ, được thầy cô quan tâm hơn hoặc không muốn gửi tới trường công vì lý do cá nhân.
Ở Quebec, những người không muốn học bằng tiếng Pháp và có đủ khả năng chi trả thường sẽ chọn một trường tư thục.
- Trường tôn giáo
Những người muốn gửi con cái của họ đến các trường tôn giáo ở Canada phần lớn phải gửi chúng đến các cơ sở tư nhân, trừ một số trường Công giáo. Các trường này dạy cả chương trình học thông thường cũng như giáo lý tôn giáo gắn liền với tôn giáo cụ thể của trường.